Monday, December 31, 2018

7 vùng kinh tế VN



Trung du miền núi Bắc Bộ

Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng kinh tế có vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở, có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Tuy nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn còn nhiều hạn chế so với các vùng khác.

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và gần với các vùng giàu tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, hạn chế của vùng kinh tế này là có số lượng dân cư đông, mật độ dân số cao và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy được thế mạnh của vùng.

Bắc Trung Bộ

Bắc Trung Bộ là vùng kinh tế có thể mạnh để phát triển lâm nghiệp, thủy điện, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Tuy nhiên, nơi đây lại là vùng đất thường xuyên có nhiều thiên tai (bão, lũ, giá lào,…), mạng lưới công nghiệp còn mỏng, không thu hút được sự đầu tư của nước ngoài.

Tây Nguyên

Tây Nguyên có thế mạnh về phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp, khai thác và chế biện quặng Bô xít. Về hạn chế, nguồn lao động ở Tây Nguyên không có trình độ cao, không lành nghề, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải vẫn chưa phát triển.

Đông Nam Bộ

Về thế mạnh, Đông Nam Bộ có mạng lưới giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn lao động có trình chuyên môn độ cao, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất cả nước, có thể mạnh về về đất, khí hậu, sông ngòi, sinh vật, khoáng sản,… Tuy nhiên, đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn, lũ lụt thường xuyên xảy ra là những điểm hạn chế của vùng kinh tế này.

Ba miền Việt Nam

Theo địa lý tự nhiên, Việt Nam được chia thành 3 miền với các tỉnh thuộc 3 miền  như sau:

Miền Bắc được chia thành 3 vùng lãnh thổ nhỏ:

Tây Bắc bộ (bao gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La)

Đông Bắc bộ (bao gồm 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn,Bắc Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh.)

Đồng bằng sông Hồng (bao gồm 10 tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.)

Miền Trung được chia làm 3 tiểu vùng:
 
Bắc Trung Bộ
gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

Nam Trung Bộ  gồm 8 tỉnh thành theo thứ tự bắc-nam: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng.

Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía nam và hai thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ. Khu vực này chia làm 2 vùng chính:

Vùng Đông Nam Bộ có 5 tỉnh và 1 thành phố: 5 tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu Thành phố Hồ Chí Minh

Vùng đồng bằng sông Cửu Long, còn gọi là Tây Nam Bộ hay miền Tây, có 12 tỉnh và 1 thành phố: 12 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Thành phố Cần Thơ

Bản đồ hành chính 63 tỉnh thành VN

-Bản đồ hành chính là loại bản đổ được in nhiều màu
-Khi tô màu cho từng khu vực riêng biệt được phép dùng màu lặp lại nếu không trùng lặp với các lãnh thổ khác.
-Những sa mạc lớn, đầm lầy lớn cần được biểu thị rõ.



CUNG CẤP:

-Diện tích, giao thông, và điều kiện xã hội của các tỉnh thành.